Nến thơm bị lõm: Nguyên nhân, cách khắc phục và bí quyết đốt nến đúng cách để tận hưởng hương thơm trọn vẹn và không gian ấm cúng.

Nến thơm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại không chỉ mang lại hương liệu dễ chịu mà còn tạo ra không gian ấm cúng, thư giãn. Tuy nhiên, không ít người gặp phải tình trạng nến thơm bị lõm tạo cảm giác mất thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất cháy của nến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này và nguyên nhân gây ra nó, cách khắc phục cũng như những bí quyết để đốt nến thơm đúng cách nhằm tận hưởng trọn vẹn hương thơm và không gian mà nến mang lại.

Nến thơm bị lõm là gì?

Hiện tượng lõm bề mặt nến thơm

Nến thơm bị lõm

Nến thơm bị lõm

Hiện tượng lõm bề mặt nến thơm còn gọi là hiện tượng “tunneling” (tạo hầm) xảy ra khi nến được đốt và chỉ có phần sáp xung quanh bấc nến tan chảy trong khi phần sáp còn lại đặc biệt là sát mép nến không tan ra. Điều này tạo nên một hố sâu ở trung tâm cây nến và phần sáp ở xung quanh dần dần cao hơn và trở thành những “vách sáp” cứng làm giảm diện tích bề mặt tan chảy của nến.

Hiện tượng này phổ biến ở nhiều loại nến đặc biệt là những loại nến thơm có đường kính lớn bởi quá trình tan chảy của chúng đòi hỏi một lượng nhiệt đồng đều trên toàn bộ bề mặt nến. Khi nến bị lõm việc tận dụng toàn bộ sáp nến trở nên khó khăn gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng.

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng nến thơm bị lõm

  • Lõm hố xung quanh bấc nến: Khi đốt sáp xung quanh bấc tan chảy nhưng không đến mép nến tạo ra một hố sâu ở giữa. Đây là dấu hiệu phổ biến và dễ dàng nhận ra nhất.
  • Sáp không chảy đều: Nếu sau một khoảng thời gian đốt mà sáp vẫn chỉ tan ở trung tâm không lan đều ra các mép nến đây là dấu hiệu nến bị lõm.
  • Vùng sáp xung quanh không chảy: Sau nhiều lần đốt phần sáp xung quanh mép nến vẫn còn nguyên và không hề tan chảy tạo ra một lớp sáp dư thừa bao quanh lõm ở giữa.

Tác động của hiện tượng lõm nến thơm

Tác động của hiện tượng lõm nến thơm

Tác động của hiện tượng lõm nến thơm

  • Giảm thời gian sử dụng nến: Khi nến không cháy đều phần sáp không được tận dụng hết làm giảm tuổi thọ của nến. Người dùng sẽ thấy nến nhanh chóng cạn kiệt ở giữa trong khi phần sáp xung quanh còn nguyên.
  • Hương thơm không lan tỏa đều: Lượng sáp tan chảy không đủ dẫn đến việc phát tán hương thơm không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khi sử dụng nến thơm để tạo không gian thư giãn.
  • Khó khăn trong việc đốt lại nến: Sau nhiều lần đốt vùng lõm sâu có thể khiến việc đốt lại nến khó khăn hơn bởi tim nến có thể bị ngập quá sâu trong sáp gây khó khăn cho quá trình cháy.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Nến bị lõm mất đi vẻ đẹp ban đầu làm mất cảm giác tinh tế sang trọng mà một cây nến thơm mang lại cho không gian.

Tại sao nến thơm lại bị lõm?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nến thơm bị lõm. Hiểu về những nguyên nhân này có thể giúp cho bạn có thể phòng ngừa tránh xảy ra trường hợp lõm nến.

Chất lượng nguyên liệu sản xuất

Nguyên liệu sản xuất nến thơm chưa tốt

Nguyên liệu sản xuất nến thơm chưa tốt

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nến bị lõm là chất lượng của nguyên liệu sản xuất. Nếu nến được làm từ sáp kém chất lượng hoặc không đồng nhất rất có thể sẽ xuất hiện hiện tượng lõm sau khi nến cháy. Hoặc bấc nến của nhỏ so với kích thước cũng có thể khiến nến không cháy đều

Sáp nến cần phải được chế biến kỹ lưỡng để đảm bảo rằng các thành phần hòa quyện với nhau một cách hoàn hảo. Điều này không chỉ giúp nến cháy đều mà còn giúp phát huy hết khả năng tỏa hương của nến.

Quy trình sản xuất không đúng cách

Quy trình sản xuất nến không đúng cách

Quy trình sản xuất nến không đúng cách

Quy trình sản xuất nến cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng sản phẩm cuối cùng. Nếu nhiệt độ đổ sáp không đúng hoặc khoảng thời gian để nến nguội không đủ sẽ tạo ra những vết lõm không mong muốn trên bề mặt.

Ngoài ra, việc không khuấy đều sáp trước khi đổ cũng có thể dẫn đến sự phân tầng của các thành phần từ đó gây ra hiện tượng lõm khi nến cháy.

Thời gian đốt nến không hợp lý

Thời gian đốt nến cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu bạn chỉ đốt nến trong thời gian ngắn (dưới 2-3 giờ) vào lần đầu đốt lớp trên cùng sẽ không đủ nóng để tan chảy dẫn đến tình trạng lõm. Ngược lại, nếu đốt quá lâu nến có thể bị cháy quá mức làm giảm chất lượng hương liệu.

Điều này yêu cầu bạn cần phải theo dõi thời gian đốt nến một cách cẩn thận để tránh xảy ra hiện tượng này.

Bảo quản và điều kiện môi trường chưa tốt

Bảo quản và điều kiến môi trường chưa tốt

Bảo quản và điều kiến môi trường chưa tốt

Một nguyên nhân phổ biến khiến cho nến bị lõm là cách bảo quản không đúng. Nếu nến được lưu trữ ở nơi có nhiệt độ cao hoặc ẩm ướt sáp có thể bị biến dạng gây ra hiện tượng lõm khi nến cháy. Khi bảo quản nến nên đặt nến ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Điều này sẽ giúp duy trì chất lượng và hình dáng của nến trong thời gian dài.

Trong môi trường có gió hoặc không gian quá lạnh có thể làm gián đoạn quá trình tan chảy đồng đều của sáp khiến sáp ở mép không tan chảy hoàn toàn.

Cách Khắc Phục Nến Thơm Bị Lõm: Hướng Dẫn Chi Tiết

Sử dụng phương pháp bọc giấy bạc

Sử dụng phương pháp bọc giấy bạc

Sử dụng phương pháp bọc giấy bạc

Bọc giấy bạc là cách khắc phục phổ biến nhất đối với nến thơm bị lõm. Phương pháp này giúp nhiệt phân phối đều hơn trên bề mặt nến khiến sáp ở các mép nến cũng tan chảy đồng đều. Cách thực hiện như sau:

  1. Lấy một tấm giấy bạc dài khoảng 30-40 cm và quấn quanh miệng lọ nến sao cho bao phủ toàn bộ phần trên nhưng để lại một khoảng trống ở giữa cho lửa bấc nến có thể cháy tự do. Hãy chắc chắn rằng giấy bạc được gập lại ôm sát phần mép nến.
  2. Đốt nến trong khoảng 1-2 giờ với giấy bạc được bọc kín. Trong quá trình đốt giấy bạc sẽ giúp giữ nhiệt tập trung vào các mép nến giúp sáp tan chảy đều khắp bề mặt.
  3. Khi sáp tan chảy hoàn toàn và bề mặt trở nên bằng phẳng bạn có thể tháo giấy bạc ra. Lúc này nến sẽ không còn bị lõm và có thể sử dụng bình thường.

Đốt nến đủ thời gian để sáp tan chảy đều

Đốt nến đủ thời gian để sáp tan chảy đều

Đốt nến đủ thời gian để sáp tan chảy đều

Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nến bị lõm là do đốt nến trong thời gian quá ngắn. Để tránh tình trạng này hãy đảm bảo rằng bạn đốt nến đủ lâu trong mỗi lần sử dụng. Quy tắc thông thường là đốt nến trong ít nhất 1 giờ cho mỗi 2,5cm đường kính của nến.

Ví dụ: Nếu nến có đường kính 10cm bạn nên để nến cháy ít nhất 4 giờ trong lần đốt đầu tiên. Điều này giúp toàn bộ bề mặt sáp tan chảy đều đến mép nến ngăn chặn hiện tượng “tunneling” từ lần đầu tiên.

Sử dụng máy sấy tóc để làm phẳng bề mặt nến

Sử dụng máy sấy tóc làm phẳng bề mặt nến

Sử dụng máy sấy tóc làm phẳng bề mặt nến

Phương pháp dùng máy sấy tóc cũng là một cách hiệu quả để khắc phục nến bị lõm:

  1. Để nến nguội hẳn sau khi bị lõm.
  2. Sử dụng máy sấy tóc ở nhiệt độ cao hướng luồng nhiệt vào bề mặt nến từ khoảng cách 10-15cm. Di chuyển máy sấy đều khắp bề mặt để làm tan chảy phần sáp đã cứng.
  3. Khi bề mặt sáp tan chảy đồng đều và trở nên phẳng để nến nguội lại hoàn toàn. Sau đó bạn có thể đốt nến bình thường mà không lo bị lõm nữa.

Thay thế tim nến hoặc sử dụng dụng cụ điều chỉnh bấc

Thay thế tim nến

Thay thế tim nến

Nếu nến thơm của bạn thường xuyên bị lõm dù đã thử các cách trên có thể vấn đề đến từ tim nến không đủ lớn hoặc không đúng kích thước so với đường kính nến. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể thử thay tim nến lớn hơn hoặc dùng dụng cụ để kéo dài bấc trước khi đốt.

Một mẹo nhỏ để duy trì ngọn lửa đều là giữ bấc nến dài từ 0,5- 0,7cm. Bấc quá ngắn sẽ không cung cấp đủ nhiệt để làm tan chảy toàn bộ bề mặt nến còn bấc quá dài lại làm ngọn lửa bốc mạnh có thể khiến nến cháy không đều.

Sử dụng phương pháp làm ấm nến bằng lò vi sóng (dành cho nến không có vật liệu kim loại)

Làm ấm nến bằng lò vi sóng

Làm ấm nến bằng lò vi sóng

Nếu bạn đang sử dụng nến trong lọ thủy tinh mà không có thành phần kim loại bạn có thể dùng lò vi sóng để làm phẳng bề mặt nến bị lõm:

  1. Đặt nến trong lò vi sóng chọn mức nhiệt thấp nhất và quay trong khoảng 10-15 giây. Kiểm tra thường xuyên để tránh việc sáp tan chảy quá nhanh.
  2. Khi sáp đã mềm và bắt đầu tan đều lấy nến ra và để nguội. Lúc này bề mặt nến sẽ phẳng và mịn hơn.

Hãy lưu ý rằng phương pháp này chỉ an toàn nếu nến thơm không chứa vật liệu kim loại (thường có ở bấc nến hoặc đế lọ) vì kim loại trong lò vi sóng có thể gây nguy hiểm.

Sử dụng dụng cụ làm ấm nến chuyên dụng

Dụng cụ làm ấm nến chuyên dụng

Dụng cụ làm ấm nến chuyên dụng

Trên thị trường hiện nay có nhiều dụng cụ làm ấm nến chuyên dụng giúp bề mặt nến tan chảy đều mà không cần đốt ngọn lửa như đèn làm ấm nến, đèn xông nến bằng nhiệt,…. Những thiết bị này được thiết kế để làm tan sáp nến bằng nhiệt từ dưới đáy hoặc quanh bề mặt nến giúp tránh hiện tượng lõm nến thơm và đồng thời giữ cho bấc nến không bị cháy quá nhanh.

Cách đốt đúng cách để nến thơm không bị lõm bề mặt

Đốt nến đủ thời gian trong lần đầu tiên

Đốt nến đủ thời gian trong lần đầu

Đốt nến đủ thời gian trong lần đầu

Lần đốt nến đầu tiên là quan trọng nhất để đảm bảo nến thơm cháy đều và không bị lõm. Khi đốt sáp cần được tan chảy trên toàn bộ bề mặt nến (từ tim nến đến mép nến) trước khi tắt.

Nguyên tắc chung: Đốt nến trong ít nhất 1 giờ cho mỗi 2,5cm đường kính của nến. Ví dụ: Nếu nến có đường kính 7,5cm bạn cần đốt ít nhất 3 giờ cho lần đầu.

Nếu bạn không đốt đủ thời gian sáp ở mép nến sẽ không tan chảy hình thành vùng lõm. Vùng này sẽ lan rộng mỗi lần bạn đốt sau khiến nến thơm bị lõm sâu hơn và khó đốt cháy hết được sáp.

Đốt nến liên tục trong thời gian đủ dài

Đốt nến liên tục thời gian dài

Đốt nến liên tục thời gian dài

Trong quá trình sử dụng nến hãy cố gắng đốt nến liên tục trong thời gian dài để đảm bảo sáp tan chảy đều trên toàn bộ bề mặt nến. Việc đốt nến trong thời gian ngắn quá nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng lõm nến thơm khiến nến không thể cháy hết.

Nếu bạn phải tắt nến trước khi sáp tan hoàn toàn hãy nhớ sử dụng các biện pháp khắc phục như phương pháp bọc giấy bạc để điều chỉnh lại bề mặt nến trong lần đốt sau. Điều này sẽ giúp duy trì nhiệt độ và làm tan chảy sáp một cách đồng đều hơn.

Điều chỉnh chiều dài bấc nến

Điều chỉnh chiều dài bấc nến

Điều chỉnh chiều dài bấc nến

Bấc nến quá dài hoặc quá ngắn đều có thể khiến nến cháy không đều dễ bị lõm. Chiều dài bấc lý tưởng là khoảng 0,5cm.

Trước khi đốt nến: Hãy dùng kéo cắt bấc hoặc dụng cụ cắt bấc chuyên dụng để điều chỉnh bấc về chiều dài này. Bấc quá dài sẽ tạo ra ngọn lửa quá mạnh dễ khiến nến cháy không đều. Ngược lại, bấc quá ngắn không cung cấp đủ nhiệt để làm tan toàn bộ sáp trên bề mặt.

Trong quá trình đốt: Hãy kiểm tra ngọn lửa định kỳ và điều chỉnh bấc nếu thấy cần thiết. Nếu ngọn lửa quá lớn hoặc khói phát ra nhiều hãy tắt nến cắt bấc và đốt lại.

Đặt nến ở nơi không có gió lùa

Đặt nến ở nơi không có gió lùa

Đặt nến ở nơi không có gió lùa

Khi đốt nến cần đảm bảo nến được đặt ở nơi tránh gió lùa hoặc không khí lưu thông quá mạnh. Gió có thể khiến ngọn lửa nghiêng làm sáp tan chảy không đều và dễ tạo ra vết lõm.

Đặt nến trên bề mặt phẳng và ổn định tránh xa cửa sổ mở, quạt hoặc điều hòa không khí trực tiếp. Một không gian tĩnh lặng và ổn định giúp ngọn lửa đốt đều và sáp tan chảy toàn bộ trên bề mặt nến. Nếu có gió mạnh ngọn lửa có thể bị thổi tắt hoặc không cháy đều dẫn đến hiện tượng lõm bề mặt.

Không di chuyển nến khi đang đốt

Không di chuyển nến khi đang đốt

Không di chuyển nến khi đang đốt

Trong khi đốt không nên di chuyển nến. Việc di chuyển có thể khiến ngọn lửa không ổn định ảnh hưởng đến việc sáp tan chảy đều.

Nếu cần di chuyển hãy đợi cho nến tắt hoàn toàn và sáp cứng lại. Điều này đảm bảo rằng nến không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc gió trong quá trình di chuyển giúp nến giữ được hình dạng và hiệu suất đốt cháy tốt hơn.

Giữ nến trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ổn định

Nến trong nhiệt độ và độ ẩm ổn định

Nến trong nhiệt độ và độ ẩm ổn định

Nhiệt độ và độ ẩm môi trường cũng ảnh hưởng đến cách nến cháy. Để tránh hiện tượng sáp bị đông không đều hoặc mềm quá nhanh, hãy giữ nến ở nhiệt độ phòng và tránh đặt nến ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc độ ẩm lớn.

Môi trường quá lạnh hoặc quá nóng có thể làm thay đổi cấu trúc của sáp nến, dẫn đến tình trạng cháy không đều hoặc hình thành các vết lõm. Hãy cất giữ nến ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp để duy trì chất lượng tốt nhất của nến.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu về cách sử dụng nến thơm đúng cách để có thể tối ưu hóa lợi ích mà nến thơm mang lại.

Bấc nến bị ngắn

Bấc nến bị ngắn là tình trạng khi bấc nến quá ngắn để tạo ra một ngọn lửa ổn định hoặc không đủ nhiệt để làm tan chảy sáp xung quanh. Điều này khiến nến không cháy đều ngọn lửa yếu và không đủ sức đốt nóng toàn bộ bề mặt sáp. Kết quả là sáp có thể không tan chảy hoàn toàn dễ dẫn đến hiện tượng lõm (tunneling) hoặc thậm chí ngọn lửa có thể bị tắt ngay sau khi đốt.

Bấc nến bị ngắn

Bấc nến bị ngắn

Nguyên nhân bấc nến bị ngắn

  • Cắt bấc quá ngắn: Khi chuẩn bị đốt nến nếu bạn cắt bấc quá ngắn (dưới 0,5cm) ngọn lửa không đủ mạnh để đốt nến hiệu quả.
  • Ngọn lửa yếu: Nếu ngọn lửa cháy không đều hoặc nhỏ sáp không tan chảy đúng cách, dẫn đến việc bấc bị ngắn dần sau mỗi lần đốt.
  • Chất lượng bấc kém: Một số loại bấc có chất lượng không tốt chúng có thể cháy nhanh hoặc không giữ được kích thước cần thiết.

Cách khắc phục bấc nến bị ngắn

  • Dùng khăn giấy hoặc tăm: Nếu bấc bị chìm trong sáp bạn có thể dùng khăn giấy hoặc tăm nhẹ nhàng loại bỏ một phần sáp quanh bấc, để lộ ra một phần bấc đủ dài để đốt lại.
  • Đổ bỏ phần sáp lỏng: Sau khi đốt nến một thời gian và sáp đã tan chảy một ít bạn có thể đổ bỏ phần sáp lỏng này để lộ ra bấc. Điều này giúp bấc có không gian để ngọn lửa lan rộng.
  • Dùng bật lửa hoặc que diêm dài: Đôi khi dùng một que diêm hoặc bật lửa dài để đốt bấc có thể giúp ngọn lửa duy trì và lan rộng. Sau một thời gian đốt bấc sẽ có thể dài ra và nến sẽ cháy ổn định hơn.
  • Thay thế bấc: Nếu bấc quá ngắn và không thể khắc phục bằng các phương pháp trên bạn có thể cân nhắc thay thế bấc mới nhưng điều này thường chỉ áp dụng cho các loại nến lớn hoặc nến tự làm.

Bình luận trên Facebook